ý kiến bạn đọc

Ý KIẾN CỦA BẠN ĐỌC VỀ BÀI VIẾT

“SAO KHÔNG CÓ NGÀY HỘI THƠ LỤC BÁT?”

Bạn đọc thân mến

Sau khi bài viết “Sao không có ngày hội thơ lục bát’ của Lê Khánh Mai đăng lên blog THƠ VÀ ĐỒNG VỌNG, ngay lập tức đã có rất nhiều comment của các blogger nêu những suy nghĩ và quan điểm riêng về vấn đề này. LKM xin đăng những ý kiến về bài viết để bạn đọc tiện theo dõi. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc.

CÁC Ý KIẾN CỦA BẠN ĐỌC VỀ BÀI VIẾT

1. NGUYÊN HÙNG: Một cách đặt vấn đề rất hay. Chuyện không nhỏ tý nào mà sao chưa ai từng nghĩ đến nhỉ?
Cám ơn LKM và đề nghị LKM lên thay bác HT ngay thôi.

2. HUNGNGUYEN: Chị LÊ KHÁNH MAI ơi,
Thế là chị bắn phát súng lệnh đấy nhé!
Nhưng theo Hùng… nghĩ thì cứ để hiện trạng như lúc này rất là HAY và LỢI đấy chị ạ! Trong tình trạng Trung Quốc đang xâm lấn đất đai quê mình thì cũng nên để cho các thi hữu, thi huynh, thi muội Đường Thi xắn tay lên mà chung sức trả thù dân tộc, ít ra cũng hũy hoại được nền văn học truyền thống của một đại quốc bằng chiến lược trút vãi Thượng Thổ Hạ Tả vào nền thi ca bản sắc của kẽ thù.
Chứ có lý đâu lại lòi ra cái lối thơ Đường luật quái thai dị dạng như những năm gần đây, không cần tuân thủ luật tương sinh tương khắc căn bản trong Kinh Dịch, không cần hiểu cấu từ của Hán Việt mà cứ xổ thơ ào ào như xổ lãi rồi xúm nhau tâng bốc lên tận mây xanh, rồi ganh tỵ chữi bới nhau hơn hàng tôm hàng cá (như thường xãy ra trên Vnweblogs trong thời gian gần đây).
À, nhắc chị nhớ là UNESCO đã hũy bỏ chương trình bảo hộ cho Cái Gọi Là Thơ Đường Việt Nam rồi đấy. Và gần như các giải Thơ Văn trên đất nước xứ sở ta hiện nay đều có một câu tron thể lệ dự thi là: KHÔNG NHẬN BÀI THI THUỘC THỂ THƠ ĐƯỜNG LUẬT.
Hè…hè… Thế mà Hùng… nhà em vẫn thích xem các sân chơi Thơ đường luật để giải khuây đấy, nhiều khi cười không chịu nổi. Đời buồn quá chị ạ!
Chúc LKM vui khỏe và… sống qua được trận này.

3. NGUYỄN ĐỨC THIỆN: Một ý kiến rất thú vị. Mình không biết làm thơ Đường, nhưng mình biết Tho Đường xuất xứ từ Trung Quốc và truyền tụng khá rất lâu rồi. Cứ nhìn trên Blogs này thôi cũng có thể thấy một lớp người yêu thích thể loại thơ này. Xướng, hoạ liên miên. Có cả những người bây giờ mới học cách làm thơ Đường nữa. Thế mà có ngày Hội Thơ Đường toànn quốc. Còn Lục bát của chúng ta, có thể gọi là quốc hồn được không, Một đặc sản chỉ người Việt Nam mới làm được. Có một lần mình nghe Gopphuongnam lên tiếng đề nghị phải công nhân đó là di sản thế giới nữa kìa. Vậy mà sao  không có ngày THƠ LỤC BÁT nhỉ?

4. PHƯƠNG PHƯƠNG: Một bài viết hay, thẳng thắn, kiên định rẩt đáng được những người yêu thích văn hóa nghệ thuật quan tâm. Chị Khánh Mai đã nói dùm cả suy nghĩ của PP nữa đấy. Đoc comment của cảc anh chị thật thú vị… Em biết chỉ những người viết chuyên nghiệp mới có những trăn trở đầy tinh thần trách nhiệm như thế!
Em ủng hộ bài viết và cảm ơn chị nhiều!

5. TỐNG PHƯỚC TRỊ: Tôi chỉ là người đọc bình dân nên không dám bàn về học thuật với các thi sỹ, văn nhân. Tôi chỉ tán thành với chị Mai quan điểm giữ gìn, tôn vinh  thơ lục bát, thể thơ hồn cốt thuần Việt một cách xứng đáng và ủng hộ quan điểm gọi thơ Lục bát là Quốc thơ. Nói Thuần Việt vì trong quá trình hình, thành phát triển, thi ca Việt Nam từng chịu ảnh hưởng sâu sắc thơ Đường thời ngàn năm Bắc thuộc, thơ Pháp với phong trào thơ mới trong trăm năm Pháp thuộc…
Vấn đề hiện nay là cái na ná như thơ thì vô thiên lủng, thơ thật thì hiếm hoi. Người có tiền là có thể xuất bản thơ. Báo, tạp chí thì người thẩm định in thơ còn xoàng hơn người làm thơ. Chính chất lượng thơ bị “xã hội hóa” làm cho thơ bị công chúng thờ ơ chứ không phải thể loại thơ nào hay, thể loại nào dở.

Mất nước đấu tranh giành lại. Mất bản sắc văn hóa dân tộc thì dân tộc ấy chính thức bị xóa sổ trên bản đồ chính trị văn hóa thế giới. Tôi không kỳ thị thơ Đường nhưng tôi đọc và nhận thấy nhiều người hiện nay “chơi” thơ Đường kiểu Trưởng giả học làm sang.Chia sẻ thêm một chút với chị Khánh Mai

6. THUTHUVANG: Em cũng thử xem qua luật lá thơ đường mà hoa cả mắt chị ạ. Hay vì nó phức tạp nên nhiều người thích chinh phục chăng? Riêng em vẫn thích lục bát hơn, vừa dễ đi vào lòng người vừa chân phương dễ làm dễ cảm chị nhỉ.

7. CUATUNGDAUYEU: Em cũng nghĩ là nên chú trọng đến thơ Lục bát hơn. Người ta bảo thơ lục bát dễ làm, điều đó đúng nhưng làm cho hay lại là rất khó…
Đúng là Người Việt mình mà lại cứ chăm chăm vào thơ Đường, nó ăn sâu vào tiềm thức dân Việt rồi chị ơi. Vấn đề không đơn giản chút nào.

8. LAN PHƯƠNG: Riêng em thì cứ thấy Hội… hè là hãi. Bất cứ là hội gì và tổ chức ở đâu. Chắc em bị dở người chị ạ. Cái hay cái tốt ở đâu chưa biết chỉ thấy ô nhiễm môi trường, tốn kém tiền bạc, mất thời gian của hàng ngàn nhân lực. Thay vì đi lao động kiếm sống và xây dựng xã hội thì chúi đầu vào tổ chức, tập luyện, biểu diễn mất mấy… tháng. Các cháu học sinh sinh viên lơ là học tập, rèn luyện khi bị buộc phải tham gia… Có lẽ không nơi nào nhiều Lễ Hội như nước ta, trong khi cơm còn chưa đủ ngon, áo còn kịp… đẹp.

Riêng về chuyện thơ thẩn, em thấy thơ Đường khó hay được quá vì hắn gò mình cứng như khuôn sắt. Người theo hắn thì nhiều nhưng người thực sự giỏi, hay thì đếm trên đầu ngón tay. Có lẽ vì vậy mà nước ta năng tổ chức Hội để tìm kiếm nhân tài chăng? 

Các CLB thơ Đường đa phần là những chú bác có tuổi, có thâm niên (và cả tâm huyết) với Đường. Người xưa dụng Hán, người nay nhiều Nôm ít Hán. Em thì chịu, chỉ dám bám vào đuôi áo các bậc đàn anh mà họa tùm lum tà la, cố sao cho đúng niêm luật là quý rồi. Hi hi.

Thơ Lục Bát bắt nguồn từ ca dao Việt Nam, từ những lời ru xa xưa của bà  của mẹ….rất hay và mềm mại uyển chuyển… Luc Bát theo em nên đề cử trở thành di sản văn hóa nước nhà (Có chưa hả chị?)

Nói túm lại: Thơ nào cũng hay, cũng quý, cũng có nét đẹp riêng. Có Lễ Hội hay không, nhiều hay ít là do cách nhìn và sự quan tâm của địa phương và những người đứng ra tổ chức thôi chị ạ.

9. VŨ THANH HOA: Em ủng hộ tư duy của chị. Không bàn ở đây là việc cần tổ chức thêm ba cái Ngày Thơ gì gì nữa…Buồn cười là các bác mình làm thơ chống Trung Quốc bằng chính thơ… Đường và thậm chí tẩy chay nếu ai làm thơ théo lối khác! Hì hì.
Thay đổi một thói quen cũ kỹ là rất quan trọng, mà thói quen ấy lại ăn sâu vào tư duy rồi cứ cho như thế là đúng, là chuẩn thì thực sự nguy hại cho xã hội nói chung và văn nghệ nói chung. Thậm chí thấy cái gì mới, cái gì lạ thì phản ứng và vùi dập…thì mãi chỉ vòng quanh vòng quẩn trong  mấy cái lối mòn tắc đường.
Em thấy không cần thiết phải năm nào cũng có Ngày Thơ nhưng nếu hai hay ba, thậm chí là 5 năm mới tổ chức 1 lần nhưng Ngày Thơ ấy giới thiệu được những tác giả mới, những tư duy mới, những tìm tòi mới đó mới thực sự thành công chị nhỉ. 

Em thấy vấn đề chị đặt ra khá lý thú nên em đem qua trang web của em cả phần tranh luận để bạn đọc gần xa cùng đọc chị nhé, cám ơn chị ạ! 
Em đăng tại đây: http://vuthanhhoa.net/sap-phai-co-ngay-hoi-tho-duong.xml 

10. CẨM THẠCH: Nếu CT đọc không nhầm thì KM muốn thay ngày thơ Lục bát vão ngày thơ đường. Thực ra thơ Đường là thể thơ vay mượn. Các cụ nhà thơ chính hiệu ngày xưa đã xoá bỏ. Thay vào đó là nền thơ mới. Ngày nay,  Các cụ về  nghỉ hưu  tập làm thơ, nên đề cao thể thơ khô, khó …này. Lục bát mới là thơ truyền thống… cám ơn KM

11. KIỀU GIANG: Trước hết xin cảm ơn nhà thơ Lê Khánh Mai rất thính tai nghe được thiên hạ đang “rạo rực” ” đàn đúm”,định tổ chức cái gọi là NGÀY HỘI THƠ ĐƯỜNG.
Thứ đến tôi xin hoang nghênh quan điểm của nhà thơ Lê Khánh Mai.
Cuối cùng tôi xin có một chút ý kiến nhỏ: Sau hơn một ngàn năm dân tộc ta không ngừng sáng tạo vươn lên, cố thoát khỏi sự nô dịch về văn hóa của bọn đại Hán mà hiện nay chúng đang lăm le ăn cướp biển đảo của chúng ta, thế mà có kẻ lại đang mưu toan làm tay sai cho giặc trong thứ văn nghệ cúi lòn, đòi tổ chức cái gọi là 12. NGÀY HỘI THƠ ĐƯỜNG,thì tôi khuyên các ngài nên về mà mua thuốc PARACETAMOL mà uống. Văn nghệ tự do, không ai cấm các ngài làm loại thơ ấy, nhưng xin các ngài đừng bôi nhọ những người cầm bút Việt Nam đang bừng bừng lửa hận!!!

12. NNH: HOAN HÔ LÊ KHÁNH MAI
BẠN ĐÃ NHÌN THẲN VÀO VẤN ĐỀ VĂN HOÁ DÂN TỘC, VĂN HOÁ BẢN ĐỊA MỘT CÁCH NGHIÊM CHỈNH RỒI ĐÓ
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG

13. DHHUU: Hiện có người muốn đưa Lục Bát lên thành Quốc Thi. Nếu thành công đương nhiên có ngày vía cho thơ LB rồi. Không phải hỏi tại sao không , theo dhhuu nên hỏi bao giờ có ngày vía đó. 

14. THACHCAU:

Ô hô cái hội thờ …ơ…thơ
Tụ họp, í a…ớ ờ ờ
Đọc xong hay dở không cần biết
Vỗ tay ca tụng… cả làng hòa!
Khánh Mai ơi, đề tài thật chí lý, tin rằng, làm giật mình nhiều nhà chuyên trách. Dưng mà…hội hè như kiểu Nguyên tiêu ngán tận cổ rùi.

15. HOÀNG ĐÌNH QUANG: LKM ơi, một Ngày thơ Nguyên tiêu chưa… chán à?

16. XUÂN THU: Một ý kiến rất chính đáng và trách nhiệm của nhà thơ. Manh nha thì cũng đã có ngày hội thơ lục bát đâu đó rồi nhưng chính thống từ Hội Nhà văn, từ Bộ Văn hóa thì chưa chị nhỉ? Lục bát xứng đáng có ngày hội riêng. Em ủng hộ, cổ vũ cho chị. Hy vọng ý muôn, mơ ước của chị em mình sẽ thành hiện thực.

17. VÕ XUÂN PHƯƠNG: Như một số anh, chị đã viết trong các góp ý, mước ta cũng đã có ngày hội thơ 6-8 (là ngày 06 tháng 8 theo lịch ta), hình như đã 4 lần rồi. Các cụ nhà ta hiện nay vẫn làm thơ Đường chắc do dễ làm! Chúc chị khỏe, vui

18. VUKIMLIEN: Ý kiến của chị thật chân xác, thơ Lục bát VN là điệu hồn dân tộc VN, tại sao lại không có một ngày cho riêng thơ Lục bát cơ chứ. Em tin rằng sẽ có rất rất nhiều người đồng tình với những gì mà chị phân tích ở trên. Cả em nữa đó nha, không phải vì em không biết làm thơ Đường nên không ủng hộ mà bởi em cũng rất khoái thể thơ Lục bát bấy nay đó. Lọt lòng mẹ đã được nghe Lục bát, nghe ca dao rồi, thấm sâu rồi, nên không thể không yêu nó chị à!
Chị khỏe nhé

19. NGUYỄN ĐỨC ĐÁT:

Bởi không người cầm trịch
Lục Bát chửa ra đời
Em ơi hãy đề xướng
Lôi cuối khắp mọi nơi

20. DANH TU: Đây là Lễ Hội Thơ Lục Bát của Hải Phòng. Hàng năm có tổ chức và trao giải nhưng vẫn là bộ phận, chưa lên cấp quốc gia như nhà văn LKM đặt vấn đề. Lâu nay các cụ Quốc doanh nấu chung Thơ trong một nồi THƠ Ngày thơ VN.
Tui cũng đồng tình với Nữ hoàng tiểu thuyết HOÀNG HÔN TRẮNG đó nha. Chúc ngày nghỉ cuối tuần thú vị. 

21. NGUYỄN NGỌC CHIẾN: Thực ra thì cũng đã có Ngày hội thơ Lục bát hàng năm nhưng chưa tổ chức mang tính toàn quốc như Ngày hội thơ Đường ở Thanh Hóa vừa rồi.
Tôi nói vậy là vì từ cách đây mấy năm, ở Hà Nội, các văn nghệ sỹ Thủ đô đã đứng ra tổ chức Ngày hội thơ lục bát. Họ lấy ngày mồng 6 tháng 8 (lục – bát) âm lịch hàng năm để tổ chức.
Nhưng dù sao những người yêu thơ lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc – vẫn mong có một Ngày hội thơ lục bát trên phạm vi cả nước… 

22. LAN ANH:
Ta yêu hồn quê dân tộc
Sao lại tự đánh mất mình?
Một vấn đề cần suy nghĩ cho mọi người? 

23. MAI CHIÊU SƯƠNG:

Một vấn đề rất …Vấn đề.
Tại sao không?

24. CHIEUTIMCUATUNG: Đọc bài viết của chị, PS biết chị rất tâm huyết với nền thơ ca Việt Nam. PS thì kém về thơ nên không góp được gì, chỉ cảm thấy ý kiến của chị cũng có cái đúng của nó. Lục bát có thể làm nên cốt cách thơ Việt Nam chăng? Cứ đọc truyện Kiều của cụ Nguyễn Du chắc sẽ rõ chị nhỉ.

24. MILAN: Chào LKM, lâu rồi chị chưa ghé thăm em, hôm nay ghé váo thấy trang blogs của em sôi nổi quá, mọi người thi nhau tranh luận thật hay và thật vui. Chúc mừng em có sáng kiến hay.

TỚI ĐÂY XIN PHÉP CÁC BLOGGER , LKM ĐĂNG TIẾP CÁC COMMENT TRONG ENTRY NÀY.

25. NGƯ THỦY:Hiện vẫn còn một bộ phận người Việt Nam yêu thích và viết theo thể thơ đường luật, đó là quyền tự do sáng tác. Lối thơ xướng họa đang khá thịnh hành trong các câu lạc bộ thơ, nhất là đối với những người làm thơ cao tuổi. Âu cũng là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa tinh thần. Nhưng có khi nào các vị tự hỏi, ai là người khởi xướng cái ngày hội thơ Đường và với mục đích gì?”

Tôi ủng hộ LKM.
Ai khởi xướng ngày hội thơ Đường, với mục đích gì hả? Theo tôi, có nhiều lý do, trong đó có lý do mở đưởng tâm lý đưa trở lại các học viện Khổng tử từ TQ tới các địa phương trong khắp nước VN, vì bầu khí  thẩm mỹ trong thơ Đường chẳng qua là sự khái quát bầu khí văn hóa phong kiến với những hệ thống thẩm mỹ bị chuyên chế, ràng buộc  niêm luật ngặt nghèo bởi một ” thiên tử trung tâm” trong ý thức của mọi người.
Rõ ràng, nó đang  phát triển  rất bài bản, như đang nằm dưới sự điều khiển, chi phí tiền bạc từ một trung tâm. Hình như còn nhằm một cái gì khác nữa ngoài chuyện sáng tác, xướng họa, ngâm nga thơ Đường như một thú tiêu khiển thanh tao cho những người bắt đầu sống với quá khứ hơn là hướng về tương lai…
Tôi ủng hộ LKM!  
26. MAI CHIÊU SƯƠNG: Thì cổ động cho lục bát thì…hay chứ sao?
MCS thì ít thích thơ Đường nhưng có những đề tài…cần phải viết thơ Luật Đường mới súc tích được. Thơ lục bát thì …lãng mạn hơn, tiết tấu du dương hơn nhưng ít súc tích bằng. Nếu cổ xúy cho lục bát thì tui hoan hô ngay.27. THẠCH CẦU:  Thạch Cầu tôi thì thấy thế này:
Chị Khánh Mai nêu ra hai vần đề trong bài viết:
Thứ nhất: Chị thắc mắc là Thơ Lục Bát, gần như thơ truyền thống VN, thơ sonnet cụng là một trào lưu mạnh mẽ, vậy nên tại sao không tổ chức một ngày hội TOÀN QUỐC như thơ Đường Luật. Và sự tổ chức này “có lý do” gì sâu khuất trong đó hay không.
Thứ hai, Chị KM vẫn vui vẻ nhìn nhận thực tế Thơ Đường Luật là một thể thơ mà ai thích hay có năng lực cứ tự do sáng tác. Chị ấy hoàn toàn không phủ nhận vấn d8e62 trào lưu thơ ĐL.
Kế nữa, TC thấy trong loạt comment có đúng, có cái hơi nặng nề. Mặc nhiên là tùy ý nghĩ từng người, TC chẳng dám nói trái phải, mà chỉ mong làng mình hãy cùng nhau “vỗ vai” to nhỏ, để vấn đề có thể êm chéo mát máy hơn.
Và thật buồn, đến ngạc nhiên khi có ai đó nhìn nhận những người làm thơ ĐL ĐANG HỌC BÀI!? việc này, nếu nói sự học thì vô cùng, nhưng ngay trên Vnweblogs này, có những bậc khá tài danh như Bác Hồ Văn Thiện, Lê Trường Hướng, cả CN Nguyên Hùng…và một số bạn nữ và khá nhiều vị khác nữa. Tôi đọc, theo dõi, thấy mọi người làm thơ ĐL ngày càng lên tay, dẫu rất khó. Vì nó khó, nên buộc ta phải học và sáng tạo và chắt chiu từ ngư…Không nên đánh bùn sang ao, không nên tát nước theo mưa để áp đặt cái TÔI cho NGƯỜI KHÁC.
Mong quý vị bình tĩnh và cùng nhau chia sẻ để ngôi nhà chúng ta ngày càng thân thiện và hữu ích.
Chúc KM vui, tiếp tục hoạt động nghệ thuật ngày càng phát triển.28. NGUYỄN ĐỨC ĐÁT: Em đặt vấn đề rất đúng. tuy nhiên, mỗi người mỗi ý không thể trách họ được. Có trách là trách những cái đầu quá nóng làm mất hòa khí chung. Chẳng việc gì phải băn khoăn em à. Thân ái.

29. VUHOANG 19979: Ông bà ta nói :
“No quá mất ngon.
Giận quá mất khôn”, lại còn :
“Biết thì thưa thốt,không biết thì dựa cột mà nghe”
Chắc nhiều người cũng xem lại mình.Cả đời người hoặc đến con cháu mình chưa chứng mình được một vấn đề đúng sai…Ngạn ngữ Pháp có câu:”Bên nầy có lý -Bên kia vô lý” (nhớ đại khái thôi)
Riêng tôi nhận thấy bài viết của LKM không có vấn đề gì, nhưng trả lời cho bạn đọc KM hơi quá khích…
Chúc LKM vui,

30.LAN ANH: Chị Khánh Mai Kính mến!

Chị ạ mấy hôm nay em cũng lo cho công việc tổng kết TTSP nên không mấy thăm bạn bè.Hôm qua ngang đọc một vài trang thấy có cuộc tranh luận. Em nhớ hôm trước trong bài viết chị có đề cập nên chăng cũng có ngày thơ Lục bát vì vậy em cũng thấy nguyện vọng đó là chính đáng. Từ xưa ca dao, tục ngữ đã vận dụng thể thơ 6/8 này.  và trong các tp sau này như Truyện Kiều…Lục Vân Tiên …truyện Nôm đều sử dụng sáng tạo thể thơ dân tộc.
Nếu như có được hội thơ lục bát càng quý chứ ạ.
Thể thơ đường luật cũng là một thành tựu  của văn học nước nhà. Bản thân em cũng nhiều khi tham gia xướng họa cùng anh em thi hữu. Tất nhiên mỗi thể loại đòi hỏi những quy định niêm luật vần khác nhau. Riêng thơ đường  đòi hỏi sự công phu chỉnh chu đặc biệt luật bằng trắc – đối – vần nghiêm ngặt. Bởi thế cũng phải chịu khó và công phu hơn. Em rất hiểu và chia sẻ cùng chị một người có tâm huyết và trăn trở. Chúc chị vững tin tiếp tục sáng tác và sáng tạo!

31. VŨ THANH HOA:

alt

32. NGUYÊN HÙNG: @Nhắn Vũ Thanh Hoa:
Các em cứ thay đổi khỏe vào, có ai cấm đâu nhỉ? Tương lai văn học nước nhà đang trông đợi vào các em đấy, mấy cụ chơi thơ Đường thì làm sao cản được mà phải lo. Và cũng đừng lo các cụ nô dịch văn hóa Tàu.
Chúc em thành công.

33. VŨ THANH HOA: Anh Nguyên Hùng kính mến,
Buồn là anh đã hiểu sai hoàn toàn ý em, và em nghĩ là cả ý tác giả – nhà thơ Lê khánh Mai.  Sự thay đổi ở đây em muốn nói tới, tức là thay đổi về 1 lề thói tư duy lối mòn, thích ăn theo vào những giá trị (em dùng từ GIÁ TRỊ) đã có sẵn của lịch sử xưa cũ. Chẳng ai xúc phạm thơ Đường mà chỉ tranh luận học thuật. Lại chẳng ai nghĩ các bậc bô lão khả kính ấy thay đổi được Thơ Việt đâu, hì. Chỉ thấy rõ một điều là, chính anh, người quản lý trang mạng đã châm ngòi nổ vấn đề chưa thuyết phục, và anh thử bình tâm vào các trang “ăn theo” Entry của anh đi, sẽ thấy các bác từ lâu em rất kính trọng đã buông những câu xúc phạm như thế nào đối với một nhà thơ nữ? Anh nghĩ những người đọc Vnweblogs không thấy choáng và thất vọng sao?

34. NGUYÊN HÙNG: Thú thực anh không ngờ lại phát sinh hiệu ứng ngoài ý muốn như thế, Hoa ạ.
Có người hỏi anh: anh quý anh VC, chị LKM và họ cũng quý mến anh nhưng tại sao anh lại lập entry đó (mà ngay đêm hôm trước anh được biết là LKM đã dành nhiều lời thiện cảm cho anh), và anh đã trả lời: đây đơn thuần là sự trao đổi về quan điểm, thấy trái mà bỏ qua vì mối quen thân thì có khi còn tệ hơn.
Và nếu em đọc trang anh VC thì cũng đã thấy ý kiến của anh ở bên nhà anh ấy (bài viết gốc chưa chỉnh theo ý kiến của em có vẻ còn nặng hơn).
Nếu quả thực là các bên thực sự chân thành, tôn trọng nhau thì những chuyện “đũa bát xô lệch” thế này chẳng có gì đáng lo đâu Hoa ạ.
Chúc em và các cháu luôn khỏe.

35. VŨ THANH HOA: Anh Nguyên Hùng kính mến,
Cả một bài viết dài, đầy trăn trở của anh VC và chị LKM, được trích dẫn mấy từ rời rạc rồi người này đổ thêm dầu, người kia moi móc ra kích động. Chẳng thấy một bài viết tranh luận nào có tính lý luận học thuật và tôn trọng quan điểm Văn chương. Thế mới hiểu vì sao những người trẻ tuổi và tư tưởng phóng khoáng, tiến bộ lần lượt ra đi khỏi Vnweblogs. Đọc những comment “tát nước theo mưa” nhiều khi lầm tưởng đang ngồi ở mấy cái quán nước vỉa hè xỉa xói một người “không giống mình” đi qua cổng làng.
Em thấy anh nhận ra : Thú thực anh không ngờ lại phát sinh hiệu ứng ngoài ý muốn như thế, Hoa ạ – Thế là đã nhìn lại được vấn đề. Nhưng lời đã đi, tên đã bắn… Ai cũng bảo chơi Blog là để vui vẻ, thư giãn, tại sao lại luôn luôn “khai chiến, khai tử” nhau khốc liệt như vậy?

 

36. LÊ KHÁNH MAI: Gửi anh Nguyên Hùng
LKM không tranh luận ở bên blog của anh vì cách đặt vấn đề của anh đã sai hoàn toàn với tinh thần của vấn đề mà LKM nêu ra trong bài viết đăng ở blog Thơ và đồng vọng Ở chỗ anh đã chọn một câu  comment của LKM trả lời comment của 1 blogger đưa ra để mọi người bình luận. LẠ. vì comment chỉ có giá trị như sự trao đổi giữa 2 cá nhân trong một văn cảnh hẹp, và ý tứ của nó liên quan với ý kiến của người đối thoại. Nó chưa hẳn là một ý kiến chính thức. Anh đã chặt ra ngang xương, đưa lên blog của anh, tạo điều kiện để mọi người xúc phạm cá nhân vậy có đúng không?  Bài viết của LKM nêu vấn đề chung, không hề làm tổn thương đến 1 cá nhân cụ thể nào hết. Tại sao bên blog của anh lại cho phép một số người comment xúc phạm cá nhân  như vậy? LKM nghĩ hơn ai hết anh phải là người có trách nhiệm và hướng dẫn mọi người bình tĩnh trao đổi và ứng xử thân thiện. Và tất nhiên không nên mất thì giờ vì một câu comment.

VÀ DUỚI ĐÂY XIN ĐĂNG LẠI NGUYÊN VĂN BÀI VIẾT:

“SAO KHÔNG CÓ NGÀY HỘI THƠ LUC BÁT?”

LÊ KHÁNH MAI

Mấy ngày nay nhiều nơi trên đất nước Việt Nam rậm rịch, ráo riết, rộn rực tổ chức NGÀY HỘI THƠ ĐƯỜNG. Mình vắt cả hai tay lên trán nghĩ mãi không ra vì sao người Việt Nam lại tổ chức ngày hội thơ Đường? Thắc mắc của mình bắt nguồn từ những lý do sau:

1. Thơ Đường (Đường Thi) là thơ của Trung Quốc do các nhà thơ đời Đường làm ra từ thế kỷ VI – X (618 – 907). Phải công nhận là nó hay, trở thành tinh hoa văn hóa và có ảnh hưởng đến nền thơ của nhiều nước trong khu vực. Thế nhưng có thấy nước nào tổ chức hội hè gì đâu mà nước mình cứ nhăm nhăm

“đến hẹn lại lên” hội thơ Đường?

2. Vẫn biết thể thơ Đường luật đã được các thi nhân tiền bối Việt Nam vận dụng sáng tạo, làm nên nền thi ca cổ điển với nhiều thành tựu, trở thành di sản văn hóa của nước nhà, nhưng lịch sử phát triển của nền thơ Việt Nam đâu chỉ học tập Đường thi, mà chính sự học tập sáng tạo thể thơ sonnet của phương Tây của các thi sĩ đầu thế kỷ XX: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê… đã đem lại cho nền thơ Việt Nam một gương mặt mới, một sức sống mới. Nhưng nước ta cũng chưa bao giờ thấy cần thiết phải tổ chức ngày hội thơ sonnet.

3. Hiện vẫn còn một bộ phận người Việt Nam yêu thích và viết theo thể thơ đường luật, đó là quyền tự do sáng tác. Lối thơ xướng họa đang khá thịnh hành trong các câu lạc bộ thơ, nhất là đối với những người làm thơ cao tuổi. Âu cũng là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa tinh thần. Nhưng có khi nào các vị tự hỏi, ai là người khởi xướng cái ngày hội thơ Đường và với mục đích gì?

4. Là người Việt Nam, tôi yêu thơ lục bát, một thể thơ truyền thống mang hồn cốt và tâm thức Việt Nam, đã và đang tồn tại trong nền thơ ca dân tộc với một sức sống mãnh liệt. Mình tự hỏi: Đến bao giờ Việt Nam chính thức có NGÀY HỘI THƠ LỤC BÁT???

                                                          Tháng 3 năm 2013

http://khanhmainvnt.vnweblogs.com/post/23945/409778