Thế nào là nhà văn trẻ

THẾ NÀO LÀ NHÀ VĂN TRẺ?

MAI VŨ

Nhà văn tr theo cách din gii thnh hành hin nay chưa phi là nhà văn đích thc, h chính là k thường xuyên phi đi din vi “cái chết”. Nghch lí thay, nhà văn tr người cn k vi “cái chết” hơn tt c nhng người viết khác, trước mt h đy nhng trc tr, gian truân mà không phi ai cũng vượt qua, h có th phi b cuc bt kỳ lúc nào và phi nhường li sân khu hào nhoáng phía trước cho nhng ai va giành được mt vai din sang trng. Tôi mun nói, qua khái nim “nhà văn tr” nhiu người đang mun điu chnh li người viết, mun biến người viết thành “người tiêu dùng nhng chun mc xã hi, nhng đnh chế” (Alain Touraine), và thc hin nhng nhu cu do chính h to ra. 

Bài viết này sẽ làm cho những ai quen tìm đọc một định nghĩa – quan niệm có tính cá nhân về nhà văn trẻ thất vọng, bởi mục đích của chúng tôi không đặt ra như thế. Nó cũng sẽ khiến cho những ai đang cố gắng truy tìm lịch sử tên gọi “nhà văn trẻ” chán nản, bởi vì chúng tôi không thể làm được việc này. Ở đây chỉ tập trung xem xét sự lưu hành (*) của mấy chữ nhà văn tr trong ngữ cảnh hiện nay, một ngữ cảnh đặc biệt đến mức, có khi chỉ bằng ba từ nhà văn tr đã tạo thành điều kiện đủ để cho ai đó có tấm vé tham dự trò chơi văn học, ngược lại cũng vì thiếu cái huy hiệu sang trọng này người ta có thể bị loạt ra khỏi một cuộc biểu dương lực lượng nào đó. Nhà văn tr, về cơ bản, không phải là một cụm danh từ có tính chất trung tính xác định người viết còn trẻ mà tựa như một thứ hàng hóa (chẳng hạn để đánh bóng thương hiệu, một thứ quà tặng để lấy lòng người đẹp,…), thậm chí như một loại công cụ, chiêu bài che đậy những mưu toan tham vọng thực dụng. Không thể ngờ được rằng, chính cái mỹ từ ấy đã  góp phần thực thi và duy trì quyền lực của “người viết có tên tuổi” – vốn ưa thích tuyên xưng bảo lãnh tinh thần cho những người mới vào nghề….

Chúng ta đã quen với các danh xưng nhà văn tr, nhà thơ tr, nhà phê bình tr, dch gi tr…. Nhất là giờ đây, chúng ta lại thấy, tất cả họ đang bị thâu tóm vào cái tên là người viết văn tr. Vậy họ là những ai và đang ở đâu? Câu trả lời khách quan nhất ở đây, phải là “không ai c”. Không có người viết trẻ, người viết già; trước bàn giấy và trước văn bản chỉ có Người viết mà thôi.

Bấy lâu, người ta vẫn nhầm tưởng rằng, những danh từ mà chúng tôi vừa kể ra trên kia có ý nghĩa xác định: chỉ một độ tuổi (tuổi đời) nhất định của người viết (dưới 35 tuổi …) hoặc chí ít từ “trẻ” ấy cũng gọi ra nội dung cảm hứng, cách tư duy nhìn nhận nào đấy ở các tác giả đã có tuổi. Thực ra, toàn bộ câu chuyện ở đây thu về sự phân hóa và phân loại người viết; là một thứ truyền thuyết về tôn ti thứ bậc và quyền lực trong sự viết. Đúng hơn, nhà văn trẻ là một khái niệm có tính cách loại trừ, nó đã và đang thực hiện chức năng gạt ra một bên nhóm người nào đó, ai đó và đồng thời với việc gạt ra này là sự định vị họ trong nghề nghiệp. Ví dụ “những người ở độ tuổi 35 trở lại, đã có thành tựu và có những tác phẩm văn học gây được sự chú ý” được định nghĩa – quy định là nhà văn tr. Như thế chỉ bằng tiêu chí tuổi đời, người ta đã làm được công việc khu biệt một nhóm người viết, và nếu tính thêm tiêu chí “đã có thành tựu” và “có tác phẩm gây chú ý” thì sự phân hóa, phân loại càng bộc lộ rõ hơn. Nhưng chúng ta cũng thấy, không chỉ tiêu chí tuổi đời (nơi này quy định dưới 35, nơi khác có thể thâu nhận cả những người trên 35 dưới 50 vào nhóm nhà văn trẻ) có thể bị thay đổi, ngay cả cái gọi là “đã có thành tựu” và “có tác phẩm gây chú ý” cũng dễ thay đổi, thường xuyên thay đổi, bất định mơ hồ. Đó là những tiêu chí không giúp được nhiều cho việc nhận diện.

Người trẻ dường như không có quyền đặt ra hay định nghĩa thế nào là “đã có thành tựu” và “có tác phẩm gây chú ý”, và cho dù họ có đặt ra tiêu chí nhận diện, có được định nghĩa nhà văn trẻ theo cách của riêng mình đi nữa thì những cơ sở ấy, mệnh đề ấy cũng không có sức mạnh định đoạt ai là nhà văn trẻ, xứng đáng là nhà văn trẻ[1]. Nhà văn trẻ là “những nhân vật hư cấu của văn học” được ai đó, nhóm người nào đó gán cho đặc điểm này hay dấu hiệu kia; người viết văn trẻ là những người không có quyền lực thực thụ, hơn nữa còn là kẻ phải chịu trách nhiệm về hiện tình phát triển của văn học. Một người viết văn trẻ có thể bị tuyên bố không được làm  “nhà văn trẻ” nữa chỉ vì… họ đã là “nhà văn trẻ” rồi, đã tham dự nhiều lần “Hội nghị những người viết văn trẻ”[2]. Một người viết có thể mất đi tư cách đại biểu “nhà văn trẻ” của mình vì họ không có thời gian tham dự trò chơi “hội nghị”, anh ta có thể bị tước đoạt “huy hiệu nhà văn trẻ” nếu không có thời gian nhập vào sân chơi Hội nghị, nhất là không chấp nhận cuộc chơi với những nguyên tắc, cách thức chơi đã được ấn định từ trước. Những người bị tước tư cách đại biểu hiện nay đồng thời cũng bị phía bên kia gán cho những đặc điểm đặc biệt nào đó, và người ta gọi những người có đặc điểm đặc biệt này chẳng hạn là “những người thiếu tinh thần xây dựng, thiếu thiện chí với những hoạt động” của hội đoàn. Không thể phủ nhận được rằng, định nghĩa nhà văn trẻ là một thứ thuộc về đặc quyền, tức chỉ có một nhóm người nào đó mới có quyền định nghĩa và định nghĩa ấy mới có hiệu lực định đoạt[3]. “Nhà văn trẻ là một thứ biểu tượng làm bằng kim loại” được tạo ra để trao cho những người “đã có thành tựu và có tác phẩm gây chú ý”, được dùng trong những trường hợp muốn làm yên lòng người viết.

Chưa có sự khảo sát đáng tin cậy nào chỉ ra: ai đã đặt ra tên gọi nhà văn trẻ, cách định danh đó có từ bao giờ và người ta dùng nó để chỉ đối tượng nào, … Nhưng chúng ta vẫn có thể thấy có hai thái độ đối với cách định danh này. Một là thái độ từ chối danh hiệu nhà văn trẻ đã bị ai đó gán cho:  những kẻ từ chối đã chất vấn về cái gọi là “trẻ” trong sáng tạo, rồi tự định nghĩa về mình như một chủ thể có “tài năng”, có cá tính, có sự trải nghiệm riêng – nghĩa là họ như một giá trị, một tác nhân, một vận động xã hội và bình đẳng với bất kì người viết nào; câu chuyện chính ở đây là sự xung đột giữa các giá trị và quyền lực. Hai là thái độ chấp nhận tên gọi này, biểu hiện rõ trong trường hợp người viết tự nhận mình là “nhà văn trẻ”, phát ngôn trong tư cách “là mt nhà văn tr”; tuy nhiên ở những trường hợp ấy cần lưu ý rằng không phải họ háo danh hay khiêm tốn gì, mà chính là họ đang bị hút vào trò chơi viết lách và trò chơi đạo đức văn hóa trong nghề nghiệp – nhà văn trẻ ra đời và phát ngôn trong mặc cảm về tuổi trẻ, về vị thế thấp bé, non yếu… của mình, hầu như không ai nói về mình, về những người làm nghề mà trẻ tuổi như mình lại không nói về sự thiếu hụt, sự khiếm khuyết  nào đó. Nhà văn trẻ có thể bị trộn lẫn và sáp nhập vào đám đông.

Các từ ngữ như nhà văn tr, nhà thơ tr, nhà phê bình tr, dch gi tr …về bản chất là những từ hư cấu. “Nhà văn trẻ” là những người được tạo ra bởi một quyền lực nào đó: một đơn vị truyền thông, một công ty in ấn, xuất bản, một nhà văn thế hệ trước, một nhóm người viết đã được biết đến rộng rãi nào đó… đều có thể làm giấy khai sinh ra Nhà văn tr, tuyên b v s xut hin ca nhà văn tr.  Đang có một loại “ông bầu” trong nghề viết, họ bao cấp sự viết, thao túng và chỉ đạo chuyện bỏ phiếu công nhận nhà văn trẻ, họ trao cho người viết mới vào những nghề danh hiệu, giải thưởng rất sang trọng. Theo nghĩa này, nhà văn trẻ chắc chắn là những nhân vật chỉ tồn tại trong thế giới hư cấu của chữ. Đó là kẻ – trong hình dung của một nhóm người – bao giờ cũng còn non vốn sống vốn nghề, những người đến sau và thường có tính cách bồng bột. Đó là một “loại hình tác giả công cụ” cần phải tiếp tục giáo dục về thế giới quan, cần được nhồi nhét đủ các thứ kinh nghiệm bài học, cần phải được quán triệt một sứ mệnh thiêng liêng, một lí tưởng xã hội tiên tiến nào đó. Kẻ đó nhất định phải dấn thân vì sự nghiệp cao cả nhân văn… Nói chung, nhà văn trẻ trước hết là những tác giả gánh trên vai biết bao trách nhiệm và bổn phận. Không phải ngẫu nhiên việc tổ chức hội nghị thường được diễn giải là để “đánh thức những tiềm năng của người viết trẻ … đánh thức sứ mệnh của nhà văn trẻ trước dân tộc, trước đất nước, trước những nỗi đau và khát vọng của con người hiện đại trong quá trình phát triển văn học và hình thành những nhân cách văn hóa”.  Nhà văn trẻ “hiện nguyên hình” trong ngôn ngữ tuyên truyền và quảng cáo, chúng ta bất ngờ thấy họ là những “chủ thể tiêu dùng xã hội và hiện thực hóa các quyền thế”, phục tùng “những người lãnh đạo kinh tế, chính trị và thông tin” (Alain Touraine). không hơn không kém. Họ được tạo ra hoặc được vực dậy chỉ để đáp ứng những “nhu cầu, chức năng” do tổ chức tạo ra.

Nhà văn trẻ thường bị “nhà văn đích thực” đánh giá về phương diện đạo đức, về cá tính, về cách thức xuất hiện, cách thể hiện mình trước đám đông, đồng nghiệp, và trong sự viết[4]… Ngay cả chuyện đón nhận lời khen của “người đi trước” người viết trẻ cũng không được quá ảo tưởng, họ cần phải biết khiêm tốn thế nào đó và bổn phận của họ là làm cho các lời khen không bao giờ hết giá trị. Người viết văn trẻ là một đối tượng dễ bị tuyên án, “người viết văn già” nếu bị buộc tội đi nữa thì cũng là tội “chạy theo các nhà văn trẻ”, chạy theo các đề tài câu khách, rẻ tiền của đám viết trẻ… Đám viết trẻ có thể bị “đàn áp”, bị phê phán nặng nề nếu họ không biết lặng lẽ sáng tác, nếu họ muốn làm cách mạng thay đổi các ngôi vị, quyền lực; hình như mọi cuộc cách mạng văn học của người trẻ đều phải trả một giá đắt, đều phải chấp nhận sóng gió. Người ta cứ ra rả về vai trò, trách nhiệm xã hội của nhà văn trẻ, về sự tác động ghê gớm to lớn của văn học đối với xã hội để quy trách nhiệm cho người viết trong khi họ lại quên đi thực tế nhà văn cũng là một người sống ở giữa bao người dưới trần thế này, họ vẫn đang phải “sống bằng không khí” để viết văn, để làm thiên chức xã hội đè nặng trên vai mình. Sự sang trọng của nghề văn là một thứ ảo tưởng.

Nhà văn trẻ là “những nhân vật tương lai”, một kẻ được người khác đánh dấu để phân loại, phân cấp. Nói về họ thích hợp hơn cả vẫn là những từ ngữ như “đang, s” chất đầy những bất trắc, rủi ro: đang tìm kiếm, đang th nghim, đang la chn, đang có trin vng, đang ha hn, đang ánh lên nhng tia hy vng; ri đây s, mai kia s thành, nhng thp niên ti s… Nhà văn trẻ được mô tả là những người chưa có gương mặt, chưa có tên, chưa thực sự sống chết với nghề, họ chạy theo thị hiếu đám đông, sáng tác chủ yếu đang trong giai đoạn tìm đường thử nghiệm, thành công của họ nếu có là thứ “thành công bước đầu”, cách tân của họ nếu có cũng được xếp vào loại “chưa thc s”, chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của độc giả. Có thể hình dung về nhà văn trẻ giống như những kẻ đi trốn trong trò chơi ú tim mà bất kỳ “kẻ khác” nào trong khi đi tìm nhà văn trẻ cũng muốn mình trở thành người đã phát hin ra đầu tiên, cũng có tham vọng giành quyền phát hiện ra “nhà văn trẻ”, cũng thích nhân danh người bảo trợ, bảo vệ nhà văn trẻ để phát ngôn về những giá trị nhân văn.

Khái niệm nhà văn trẻ được nhiều người dùng chỉ một tác giả nào đó còn đang ở trong giai đoạn đầu của sự viết. Khái niệm đó có tính khu biệt; thậm chí có tính áp đặt, áp chế bởi trong nó bao chứa sự phân cấp phát ngôn, sự gán cho ai đó một địa vị phát ngôn, chỉ định tư cách phát ngôn, kể cả nội dung phát ngôn. Chẳng hạn khi thảo luận một vấn đề của lao động viết văn, thông thường người ta sẽ chú ý đến phát ngôn của nhà văn đàn anh (những kẻ được cho là giàu kinh nghiệm) hơn nhà văn trẻ (kẻ thường được cho là chưa đủ lịch lãm). Dường như “nhà văn già” bao giờ cũng có thẩm quyền và uy tín để đánh giá về “nhà văn trẻ”, trò chuyện chia sẻ với nhà văn trẻ kinh nghiệm sáng tác… hơn việc nhà văn trẻ bình luận đánh giá về những “nhà văn già”. “Nhà văn già” nói về nhà văn trẻ cứ như một chuyên gia, trong khi nhà văn trẻ nói về nhà văn già lại như một người đang nghiêm chỉnh thực hành các quy phạm đạo đức…

Ba chữ nhà văn trẻ vừa được dùng để định vị một nhóm người nào đó trong nghề văn vừa được sử dụng để biện hộ cho những kẻ có quyền thế đối lập với họ, nhất là để hợp pháp hóa một loại tri thức hay kinh nghiệm của những ai đã cầm bút lâu năm, đã nổi tiếng  rồi – những người được cho là nhà văn chính hiệu, đích thực và đang nắm quyền hành điểu khiển sân chơi văn học hiện tại. Nhà văn trẻ là những người xứng đáng được “trao gửi niềm tin và hy vọng” – chúng ta thường nghe thấy những tiếng nói, giọng nói kiểu như vậy. Diễn ngôn ấy được phổ biến rộng rãi, lặp đi lặp lại trên các phương tiện truyền thông và đã ăn sâu vào tâm thức của người viết đến mức, họ tưởng mình như là những nhân vật thuộc về tương lai thật. “Nếu được mọi người gọi là “nhà văn trẻ” thì chính là một điều vinh danh rồi, bởi một lẽ rất giản đơn, trong hành trình văn học thì tương lai của sáng tạo mới luôn thuộc về lớp trẻ, những người dám đổi thay ngay cả khi đối mặt với thất bại. Con đường sáng tạo văn học luôn gập ghềnh, đầy gian truân, thử thách và chỉ có những tài năng thật sự mới vượt được lên để trở thành mt nhà văn đích thc” – một nhà thơ đã nói như thế với chúng ta[5]

Nhà văn trẻ theo cách diễn giải thịnh hành hiện nay chưa phải là nhà văn đích thực, họ chính là kẻ thường xuyên phải đối diện với “cái chết”. Nghịch lí thay, nhà văn trẻ là người cận kề với “cái chết” hơn tất cả những người viết khác, trước mặt họ đầy những trắc trở, gian truân mà không phải ai cũng vượt qua, họ có thể phải bỏ cuộc bất kỳ lúc nào và phải nhường lại sân khấu hào nhoáng phía trước cho những ai vừa giành được một vai diễn sang trọng. Tôi muốn nói, qua khái niệm “nhà văn trẻ” nhiều người đang muốn điều chỉnh lại người viết, muốn biến người viết thành “người tiêu dùng những chuẩn mực xã hội, những định chế” (Alain Touraine), và thực hiện những nhu cầu do chính họ tạo ra.

29.8.2011

Chú thích:


*Cả những gì bị che khuất, chìm lấp dưới những chữ ấy

[1] Xem thêm: http://lethieunhon.com/read.php/5199.htm

[2] Xem thêm: http://lethieunhon.com/read.php?entryid=5207&page=2&part=1

[3]Xem thêm: http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=13468

[4] Xem thêm: http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=13460

[5] Xem thêm: http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=13453

Ngun: LÍ LUN VĂN HC – VIN VĂN HC