Lê Khánh Mai- Ấn tượng, chân thật và tinh tế

Tập thơ “Giấc mơ hái từ cơn giông” của Lê Khánh Mai vừa xuất bản được 15 ngày, Lê Khánh Mai đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của bạn đọc gần xa dưới nhiều hình thức: Điện thoại, nhắn tin, comment trên Blog và cả nói trực tiếp…

Sau đây Lê Khánh Mai trân trọng gửi đến các bạn một số cảm nhận về tập thơ trên, của Tiến sĩ Văn học Nguyễn Xuân Thơm, từ Hà Nội vừa Email cho Lê Khánh Mai:

LÊ KHÁNH MAI ẤN TƯỢNG, CHÂN THẬT VÀ TINH TẾ
Lần đầu tiên tôi đọc Lê khánh Mai, nhưng đây đã là sản phẩm thứ 8 trong cuộc đời cày cuốc trên cánh đồng văn chương của chị.

Tập thơ dày dặn, in trên giấy tốt, 319 trang, chia làm hai phần, phần “chính văn” 193 trang, và phần “nhận xét” (từ trang 194 đến hết tập sách), do nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành (in xong và nộp lưu chiểu 9/2008). Cuốn sách có cách trình bày của một luận án (có phần chính văn và phần nhận xét). Là dân “bán cháo phổi” và là dân nghiên cứu, cầm cuốn sách có cảm giác thinh thích, giống như một công trình đã được thẩm định và “đưa vào cuộc sống”.

Phần thứ 2 của cuốn sách (Đồng vọng- đồng nghiệp viết về Lê Khánh Mai) tập hợp ý kiến của 21 nhà hoạt động văn học về Lê Khánh Mai. Các ý kiến hết sức đa dạng, cả về độ đặm nhạt, đến độ nông sâu. Phần này, tôi không đọc kỹ lắm. Tôi chỉ đọc kỹ phần ‘chính văn”.

Bước vào vườn thơ Lê Khánh Mai, tôi có một số cảm nhận

ẤN TƯỢNG

Thánh giá của riêng mình

Mang trong tim khó nhọc

Cuộc hành trình đơn độc

La mã vời vợi xa

Cai làm tôi ấn tượng là LKM đã lấy một thứ gì đó làm tôn giáo cho bản thân mình. Lướt qua phần “Đồng vọng”, có ý kiến cho rằng LKM tôn thờ CÁI ĐẸP, lấy cái đẹp làm tôn giáo của mình. Tôi không nghĩ thế. Trong sang tác của mình, không thấy LKM đưa ra bất kỳ một tuyên bố nào, lấy cái gì làm tôn giáo. Tôi nghiên cứu Văn học Anh, thấy William Wordsworth lấy THIÊN NHIÊN làm tôn giáo của ông, thấy John Keats lấy CÁI ĐẸP làm tôn giáo. Nhưng những tác giả này, hay chính xác hơn các thi hào này đều có những tuyên bố rất rõ ràng về tôn giáo của mình, với những lý giải rõ ràng.

Vậy “thánh giá” của LKM là gì? Có lẽ là cái tôi của bản than nữ thi sỹ: một cái tôi đa diện (làm vj, làm mẹ, làm người tình), cái tôi công dân, cái tôi đa cảm…

Đã là cái tôi của mình thì ai mang giúp được, nên đành:

Một mình

trong vô cùng hành hương lặng lẽ

chân trời lam

một mình

gắng gỏi với thời gian

sứ mệnh nhọc nhằn đặt lên số phận

có mong gì nhẹ vơi

(Chân trời màu lam)

Đọc thơ mà như thấy mệt nhọc vì thấy một thân hình mảnh mai, bé nhỏ, than gái dặm trường, dấn bước trên con đường đời sương gió, bạo liệt bon chen, lường gạt, nhưng vẫn cố đi theo mơ ước của mình

Đứa con gái tội nghiệp của cha, đứa con bướng bỉnh, luôn mơ hái được những vì sao tận cuối trời xa lắc

Con đã trượt ngã trên con đường đầy sỏi, ai đó rắc ra cản lối. Những viên sỏi vo tròn tầm thường, giả dối. Vậy mà chúng làm con có lúc nhừ xương.

(Cha ơi)

CHÂN THẬT

Chân thật không phải là nói chi tiet ra mọi thứ. Chân thật là cái hương của long, nó toát lên như hưong toát ra từ cánh hoa.

Khát vị ngọt ngào mà em uống đắng

yêu đến nát long vẫn chua chat đầu môi

cười chốn đông người

khóc cùng đêm vắng

một mình giằng xé tự phân đôi

em như con tàu lao ra biển rộng

lại neo về bến cảng giữa trùng khơi

phận dã tràng đánh mất rồi ngọc báu

cứ loay hoay tìm kiếm một đời

(Dị bản)

Còn nhiều ví dụ khác, các nhà phê bình đã trích cả rồi, nói LKM là thế này, thế nọ, tôi nghĩ, nó là thế vì LKM chân thật!

TINH TẾ

LKM là người có cái nhìn và suy nghĩ tinh tế, chị phát hiện ra cái đẹp từ những thứ đời thường, những con người bình thường…. Một chiếc lá, một bông hoa, một người đàn bà, một người đàn bà đi chợ, một người đàn bà bán rau, một người đàn bà gom rác một nhà thơ nữ bứt phá, một bạn gái… (tên các bài thơ của LKM) cho tôi một cảm nhậ về một cái gì đó mà thường ngày tôi không để ý.

Người đàn bà gom rác của LKM:

Không mặc áo gấm

Người đàn bà đi vào đêm

Khẩu trang xanh che khuất lúm đồng tiền

Mắt lá răm chẳng làm cay được gió

Mà ánh nhìn như chấp cả màn đêm

Duyên quá!

Người đàn bà đi chợ của LKM

Chị lặng lẽ

đi từ đầu chợ đến cuối chợ

đôi chân rã rời

chiếc giỏ vẫn rỗng không

đầu óc chị quay cuồng

và trái tim ngổn ngang giông bão

Thật quá! Đau khổ bên trong của người đàn bà đi chợ làm cho chị đẹp lên với hào quang vô hình của tình thương yêu người thân trong lúc khó khăn!

Người bạn gái của LKM

Chị đã một lần tan vỡ

tình như bão cuốn xa rồi

trái tin khu vườn hoang phế

hoa rơi, cỏ xước, tơi bời

Ta đem chút tình trắc trở

trải phơi này chút cạn sâu

chẳng mong gợi niềm chia sẻ

mà vì ta cũng khổ đau

Tình không lụy cầu lòng tốt

bởi tình không thể xin cho

tình không tính bằng được mất

trách gì đánh cắp của nhau

Tình dẫu mặn nồng thắm thiết

thiêng liêng cũng chỉ riwng mình

và trong dòng người ngoài cuộc

vui buồn giấu cõi lặng thinh

Vẫn biết biển tình nông nổi

ghìm sao ngọn song bạc đầu

vỗ lên mặt trời chói lọi

để vùi tận đáy đêm sâu

Mang thân đàn bà phận lá

nào ai lường hết nẻo tình

đã đau đến cùng sỏi đá

thì thôi mình thương lấy mình

Một sự an ủi khôn ngoan quá, giống như lời linh mục nói với con chiên. Cái gốc của sự khôn ngoan ấy là lòng thương bạn. Tấm long ấy tạo nên vẻ đẹp của người chia sẻ.

Tôi rất thích thú khi đọc INRASARA bình thơ LKM. Nhà thơ này cho rằng hơi thở thơ LKM là như thế, như thế là vì LKM chán sự nhàm chán đã thành như quy luật, là vì LKM muôn khác đi, muốn tươi mới ra.

Vương Trọng đặt câu hỏi: thơ LKM “hay lắm phải không? Cũng chưa hẳn…” (trang 257).

Nhưng thơ cũng như dàn bà, nhiều khi hỏi “đẹp lắm phải không? Cũng chưa hẳn…” nhưng mà DUYÊN! Quan trọng là DUYÊN!